Dịch tễ học
Bệnh lý mạch máu lớn tiến
triển sớm và thường gặp ở BN ĐTĐ, nguyên nhân chính là xơ vữa mạch. Biểu hiện
lâm sàng của xơ vữa mạch (XVM) xảy ra ở 3 hệ mạch: động mạch vành, mạch chi và
động mạch cảnh ngòai sọ. ĐTĐ làm gia tăng tỷ lệ mắc và làm tăng nhanh quá trình
diễn biến lâm sàng của mỗi nhóm. 2/3 BN ĐTĐ tử vong do bệnh lý tim mạch. Đặc
trưng ĐTĐ typ 2 xảy ra trên cơ sở hội chứng chuyển hóa, bao gồm béo phì thể
bụng, THA, RLMM và tình trạng tăng đông. Những yếu tố này có thể làm tăng bệnh
lý tim mạch. Nhiều yếu tố nguy cơ trong đó ĐTĐ là 1 yếu tố nguy cơ độc lập làm
cho nhồi máu, đột qụy và tử vong gia tăng. Trong số BN ĐTĐ typ 2, phụ nữ có thể
có nguy cơ BMV cao hơn nam giới. Sự xuất hiện bệnh lý vi mạch là đồng thời dự
báo biến cố mạch vành.
Bệnh mạch vành (BMV)
BN ĐTĐ có nguy cơ BMV tăng gấp 2 - 4 lần, BMV gây bệnh tật nghiêm trọng và tăng tỷ lệ tử vong ở BN ĐTĐ,. Trong 1 nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc phải trong 7 năm của nhồi máu cơ tim (NMCT) hoặc tử vong ở BN ĐTĐ là 20% nhưng ở BN không ĐTĐ chỉ 3.5%. Bệnh sử của NMCT, tỷ lệ NMCT tái phát hoặc tử vong do biến cố tim mạch gia tăng ở cả 2 nhóm (18.8% ở BN không ĐTĐ và 45% ở BN ĐTĐ). Như vậy, BN ĐTĐ không có tiền sử NMCT có nguy cơ với biến cố mạch vành cấp xảy ra như ở BN không ĐTĐ có tiền sử NMCT. Trong số biến chứng mạch máu lớn ở BN ĐTĐ, bệnh mạch vành (BMV) có liên quan với ĐTĐ trong nhiều nghiên cứu, bắt đầu từ nghiên cứu Framingham. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim (NMCT) ở BN ĐTĐ tương đương với BN không bị ĐTĐ có tiền sử NMCT. Khuyến cáo mới của ADA và Hiệp hội tim mạch Mỹ (American Heart Association), ĐTĐ được xem như là 1 yếu tố nguy cơ tương đương BMV. BN nữ > 40 tuổi tử vong do thiếu máu cơ tim cao hơn so với nam giới.
Bệnh mạch máu ngoại vi
Bằng chứng dịch tễ học thừa nhận ĐTĐ làm gia tăng bệnh lý mạch máu ngoại vi. BN ĐTĐ có nguy cơ bệnh lý mạch máu ngoại vi tăng gấp 2 - 4 lần, thường biểu hiện có tiếng thổi động mạch đùi và mất mạch ở chân, và có tỷ lệ huyết áp mắt cá - cánh tay bất thường 11.9 - 16%. Thời gian và tính khốc liệt của ĐTĐ tương quan với tỷ lệ mắc và phạm vi tổn thương của bệnh lý mạch máu ngoại vi. ĐTĐ làm thay đổi bản chất của bệnh lý mạch máu ngoại vi. BN ĐTĐ bị tắc bên dưới động mạch khoeo và vội hóa thành mạch phổ biến hơn so với BN không ĐTĐ. BN ĐTĐ thường có biểu hiện bệnh lý mạch máu ngoại vi với triệu chứng đau cách hồi và cắt cụt chi. Trong nghiên cứu Framingham, BN ĐTĐ nguy cơ đau cách hồi tăng 3.5 lần ở nam và 8.6 lần ở nữ.
Bệnh lý mạch máu não
ĐTĐ đồng thời là 1 yếu tố nguy cơ cao độc lập của đột qụy và bệnh lý mạch máu não như BMV. ĐTĐ gây ảnh hưởng bất lợi hệ thống tuần hòan động mạch não, giống như ảnh hưởng trên mạch vành và mạch chi. BN ĐTĐ xơ vữa mạch ngòai sọ nhiều hơn. BN ĐTĐ có tỷ lệ calci hóa động mạch cảnh gấp 5 lần. Trong số BN bị đột qụy tần số xuất hiện ĐTĐ gấp 3 lần nhiều hơn so với nhóm chứng. Nguy cơ đột qụy ở BN ĐTĐ tăng 150% đến 400%, và kiểm sóat đường huyết kém có liên quan trực tiếp đến nguy cơ đột qụy. ĐTĐ đặc biệt làm ảnh hưởng nguy cơ đột qụy trong số BN trẻ tuổi. Ở BN < 55 tuổi, ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột qụy hơn 10 lần. Nguy cơ của mất trí liên quan đến đột qụy và tái phát, cũng như tỷ lệ tử vong liên quan đến đột qụy đều gia tăng ở BN ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu theo dõi chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong do bệnh lý mạch máu não gia tăng tất cả các lứa tuổi BN ĐTĐ typ 1.
Phụ nữ và xơ vữa mạch
Mặc dù phụ nữ có yếu tố liên
quan bảo vệ bệnh lý tim mạch so với nam giới, ĐTĐ làm giảm lợi ích đó trên nữ
giới. ĐTĐ làm tăng tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim, đau cách hồi và đột qụy ở nữ giới
so với nam giới cùng lứa tuổi.
Cơ chế bệnh học
Cơ chế bệnh học chính của
bệnh lý mạch máu lớn là quá trình XVM, dẫn đến hẹp lòng động mạch đi khắp cơ
thể. XVM là do viêm mạn tính và tổn thương thành động mạch ở hệ thống mạch
ngoại vi và mạch vành. Ôxy hóa lipid từ tích lũy các phân tử LDL trong thành
nội mạch của động mạch dẫn đến tổn thương nội mạch và viêm. Angiotensin II có
thể xúc tiến quá trình ôxy hóa các phân tử này. Sau đó tế bào mono thâm nhiễm vào
thành động mạch và trở thành đại thực bào, nó tích lũy lipid bị ôxy hóa thành
dạng những tế bào bọt. Một khi, các tế bào bọt kích thích sự tăng nhanh đại
thực bào và thu hút tế bào lympho T. Tế bào lympho T, quay trở lại làm tăng
nhanh cơ trơn ở thành động mạch và tích tụ collagen. Kết quả của quá trình là
tạo nên tổn thương xơ vữa giàu lipid. Khi làm vỡ tổn thương này dẫn đến nhồi
máu cấp. Thêm vào đó ở BN ĐTĐ typ 2 có tình trạng tăng kết dính tiểu cầu và
tăng đông. Giảm sinh ra nitric oxid và tăng hình thành gốc tự do trong tiểu
cầu, như thay đổi sự điều chỉnh calci, có thể đẩy mạnh kết tập tiểu cầu. Gia
tăng nồng độ của chất ức chế họat hóa plasminogen typ 1 đồng thời có thể giảm
phân hủy fibrin ở BN ĐTĐ. Sự kết hợp giữa tình trạng tăng đông và giảm phân hủy
fibrin sẽ làm tăng nguy cơ tắc mạch và biến cố tim mạch ở BN ĐTĐ typ 2.
Điều trị
Nguy cơ bệnh lý tim mạch
tăng dẫn đến nhiều phác đồ điều trị tích cực để đạt được phòng ngừa tiên phát
và thứ phát BMV trước khi nó xảy ra. Nhiều nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ 1 chỉ ra
rằng kiểm sóat ĐTĐ tích cực sẽ làm giảm biến chứng tim mạch. Nghiên cứu DCCT
theo dõi trong 17 năm đã chứng minh rằng, điều trị tích cực ĐTĐ typ 1 bao gồm
làm giảm A1c liên quan với làm giảm 42% nguy cơ tất cả các biến cố tim mạch và
làm giảm 57% không tử vong NMCT, đột qụy hoặc tử vong do bệnh lý tim mạch. Không
có nghiên cứu lớn lâu dài chỉ ra rằng kiểm sóat đường huyết chặt chẽ ở BN ĐTĐ
typ 2 làm giảm được tỷ lê bệnh lý mạch máu lớn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng,
sự thay đổi các yếu tố của hội chứng chuyển hóa làm giảm có ý nghĩa nguy cơ
biến cố tim mạch.
Tăng đường huyết và kháng insulin
Tăng đường huyết là biểu hiện chính của bệnh ĐTĐ,
tăng đường huyết làm ảnh hưởng có hại chức năng mạch máu và chuyển hóa lipid.
Theo UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study) điều trị kiểm sóat đường
huyết chặt chẽ làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh cầu thận và
bệnh võng mạc. Tuy nhiên, biến chứng mạch máu lớn như xơ vữa động mạch, bệnh
mạch vành, và bệnh lý mạch máu ngoại vi giảm không có ý nghĩa khi kiểm sóat
đường huyết chặt chẽ trong nghiên cứu này. Theo UKPDS, cải thiện tình trạng
kháng insulin bằng metformin làm giảm biến chứng mạch máu lớn. Mức độ kháng
insulin liên quan trực tiếp làm tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp, đột qụy và bệnh
lý mạch máu ngoại vi.
Nhóm thuốc điều trị ĐTĐ hiện nay có ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin là biguanide (metformin) và thiazolidinedione (TZD) (rosiglitazone, pioglitazone).
Metformin là 1 thuốc duy nhất dùng được trong nhóm biguanide. Nó làm giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện sử dụng glucose ở ngoại vi. Đồng thời nó làm giảm đường huyết lúc đói và nồng độ insulin, cải thiện chuyển hóa lipid, và làm giảm cân. Theo UKPDS, metformin làm giảm tình trạng kháng insulin do đó làm giảm biến chứng mạch máu lớn ở BN ĐTĐ.
Có 2 thuốc ở trong nhóm TZD là rosiglitazone, pioglitazone. Đây là những thuốc mới thường được biết như chất làm tăng nhạy cảm insulin. TZD làm giảm nồng độ acid béo tự do huyết tương lúc đói, và cải thiện tình trạng kháng insulin ở cơ vân và sử dụng glucose ở ngoại vi. Sử dụng TZD làm giảm nồng độ insulin tuần hòan có nghĩa là làm giảm tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó sử dụng TZD với tác dụng khác như làm giảm huyết áp, cải thiện chức năng nội mạc, giảm viêm thành mạch ức chế qúa trình tăng nhanh tế bào cơ trơn thành mạch, cải thiện phenotype LDL, do nó đối kháng lại quá trình ôxy hóa.
Nhóm thuốc điều trị ĐTĐ khác như sulfonylurea, ức chế a-glucosidase, và nhóm kích thích tiết insulin không phải sulfonylurea không có tác dụng trực tiếp trên tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, các thuốc này cải thiện tình trạng tăng đường huyết và có thể giúp làm giảm biến chứng vi mạch. Gần đây, nhóm ức chế a-glucosidase được điều trị dự phòng rối lọan dung nạp glucose đến ĐTĐ và nó liên quan với sự giảm 50% trong biến chứng mạch máu lớn.
Tăng huyết áp
Kiểm sóat THA ở BN ĐTĐ typ 2
có liên quan đến làm giảm biến cố tim mạch và tử vong. Theo UKPDS chứng minh
điều trị THA ở BN ĐTĐ typ 2 sẽ làm giảm bệnh lý mạch máu lớn.
Sử dụng thuốc điều trị nên
được xem xét nếu HA > 130/80mmHg mặc dù can thiệp không dùng thuốc như luyện
tập và giảm cân nặng.
Nhiều nhóm thuốc được ưu
tiên ức chế men chuyển dạng angiotensin, ức chế thụ thể angiotensin, chẹn kênh
calci và ức chế thụ thể a1 bởi vì chúng không làm
cho tồi hơn chuyển hóa lipid và rối lọan dung nạp glucose. Lợi ích của điều trị
giảm huyết áp bằng nhóm ức chế men chuyển dạng angiotensin hoặc ức chế thụ thể
angiotensin. Sử dụng nhóm ức chế men chuyển dạng angiotensin hoặc ức chế thụ
thể angiotensin phong tỏa hệ thống reninangiotensin giảm biến chứng tim mạch
nhiều hơn so với nhóm điều trị hạ huyết áp khác. Sử dụng nhóm ức chế men chuyển
dạng angiotensin và nhóm ức chế thụ thể angiotensin có thể giúp làm chậm tiến
triển của bệnh lý vi mạch, bệnh thận.Trên thực tế ức chế thụ thể a1 cải
thiện chuyển hóa lipid và tăng nhạy cảm insulin. Nhóm thuốc điều trị khác như
lợi tiểu thiazid và chẹn ß có thể ảnh hưởng bất lợi trên chuyển hóa lipid và
dung nạp glucose. Mặc dù chẹn ß có thể che mờ triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân
ĐTĐ nhưng nó được chỉ ra là có lợi ở BN đã có bệnh mạch vành. Vì vậy, nguy cơ
và lợi ích nên được xem xét khi lựa chọng nhóm thuốc điều trị ở BN kháng
insulin, ĐTĐ và bệnh mạch vành.
Rối lọan mỡ máu
Một mục tiêu khác là điều trị kiểm sóat lipid máu. Hội
chứng chuyển hóa đặc trưng bởi tăng triglyceride, giảm HDL và tăng LDL-C phân
tử nhỏ. Thay đổi lối sống là lựa chọn đầu tiên để điều trị RLMM liên quan với
hội chứng chuyển hóa. Kiểm sóat đường huyết kém làm tăng bất thường chuyển hóa
lipid bởi tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương do đó làm gan tăng sản xuất
VLDL. Sự điều chỉnh đường huyết chặt chẽ làm giảm nồng độ acid béo tự do trong
huyết tương và giảm sản xuất VLDL ở gan. Nếu bất thường chuyển hóa lipid không
đáp ứng bởi thay đổi lối sống và kiểm sóat đường huyết chặt chẽ thì nên tiến
hành điều trị bằng thuốc. Các nhóm thuốc như ức chế men HMG-CoA Reductase (nhóm
Statin), các chất resin kết hợp acid mật (tác dụng chính trên tăng LDL-C), dẫn
xuất acid Fibric (tác dụng chính trên tăng triglyceride), và niacin (tác dụng
trên cả 2 cholesterol và triglyceride).
Nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng điều trị tăng cholesterol máu bằng nhóm statin có thể ngăn ngừa được biến cố mạch vành và làm thóai triển xơ vữa mạch ở những bệnh nhân đã có bệnh mạch vành. Đồng thời nó cải thiện chức năng tế bào nội mạch và giảm stress ôxy hóa. Các thuốc này ảnh hưởng đối với cả phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh lý tim mạch, nhưng điều trị này mang lại lợi ích cao nhất đối với BN ĐTĐ có bệnh lý tim mạch từ trước. BN ĐTĐ typ 1 điều trị giảm lipid máu và HA cũng mang lại nhiều lợi ích tương tự. Dẫn xuất acid fibric như fenofibrate và gemfibrozil tác dụng chính làm giảm triglyceride, tăng HDL sẽ làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở BN ĐTĐ. Niacin là nhóm thứ 3 trong nhóm thuốc điều trị RLMM, nó có tác dụng giảm cholesterol tòan phần và triglyceride, và tăng HDL. Đồng thời Niacin có thể ảnh hưởng bất lợi trên dung nạp glucose và có thể tăng tình trạng kháng insulin.
Liệu pháp Aspirin
Điều
trị Aspirin liều thấp có td làm giảm biến cố tim mạch ở BN ĐTĐ có blý tim mạch
hoặc có thêm nguy cơ blý tim mạch (≥40t, tiền sử gia đình bệnh
lý tim mạch, THA, hút thuốc lá, RLMM, hoặc albumin niệu ≥30mg/24h)
- Dùng aspirin 81-325mg/ngày
ở tất cả BN người lớn bị ĐTĐ và blý mạch máu lớn
- Phòng ngừa tiên phát đ/v BN ≥40 tuổi bị ĐTĐ và ≥1 yếu tố nguy cơ tim mạch
- Không có bằng chứng đ/v BN
< 21 tuổi vì làm tăng nguy cơ HC Reye's
- < 30 tuổi chưa có nghiên
cứu
- Chống
chỉ định: dị ứng Aspirin, nguy cơ chảy máu, điều trị thuốc chống đông, gần đây
bị xuất huyết tiêu hóa, và bằng chứng lâm sàng bệnh gan tiến triển.
BS. Hoàng thị Liên Phương
Khoa Nội tiết & ĐTĐ