Bộ trưởng Y tế từ 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (bao gồm Bangladesh, Bhutan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Siri Lanka, Thái Lan và Đông Timor) đã ký một tuyên bố để giảm sử dụng thuốc lá trong khu vực. Tuyên bố Dili đã được ký kết ngày 7/9/2015 tại Đông Timor trong kỳ họp lần thứ 68 Ủy ban khu vực của WHO Khu vực Đông Nam Á.

qt.jpg 

Đông Nam Á hiện đang chiếm một phần ba của việc sử dụng thuốc lá toàn cầu và 25% người hút thuốc trên thế giới.

Trong diễn văn nhậm chức của mình tại các cuộc họp khu vực, Tiến sĩ Khetrapal Singh đã kêu gọi thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát thuốc lá và các nguyên tắc phòng ngừa như được nêu trong Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (FCTC). Tiến sĩ phát biểu:  "Chúng ta cần phải thực thi các chính sách nghiêm ngặt và các biện pháp để giúp người dân giảm bớt và tiến tới bỏ thuốc lá; ngăn chặn các thanh thiếu niên và trẻ em từ việc sử dụng thuốc lá; và để bảo vệ người dân khỏi việc hút thuốc lá thụ động"

Triển khai thực hiện các khuyến nghị của WHO FCTC, các quốc gia đã tăng cảnh báo bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá. Tại Nepal cảnh báo bằng hình ảnh bao phủ  90% và ở Thái Lan 85% của vỏ bao thuốc lá.

Maldives và Nepal đã cấm tất cả các quảng cáo thuốc lá. Tại chín quốc gia trong khu vực, thuế tiêu thụ đặc biệt đã được đánh trên một số sản phẩm thuốc lá. Tuy nhiên, các nước cần phải đơn giản hóa cấu trúc thuế và bình đằng hóa thuế của tất cả các sản phẩm thuốc lá nhằm tránh việc các công ty thuốc lá khai thác lỗ hổng, tiếp tục đưa sản phẩm tràn lan tới những người trẻ tuổi và người có thu nhập thấp.

Đẩy nhanh việc thực hiện của Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá là bước quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, nhằm mục đích giảm sử dụng thuốc lá 30% vào năm 2025.

Thu Hà - Theo HealthCareAsia Daily