1. Địa chỉ chính: Tầng 1 - Nhà Q.
2. Điện thoại: 024 322 16448            
3. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
4. Tổ chức nhân sự:

Tổng số 91 cán bộ nhân viên, trong đó:

  • Biên chế: 52
  • Hợp đồng bệnh viện trong quỹ lương: 39

Trình độ chuyên môn

  • PGS.TS: 01, Tiến sĩ: 2, Thạc sĩ và DSCKI: 10.
  • Dược sĩ đại học: 15, Dược sĩ cao đẳng: 57, Dược sĩ trung học: 05
  • Y công và các đối tượng khác: 01

Các Tổ công tác:

  • Tổ Dược Lâm sàng
  • Tổ Dược Chính - Pha chế
  • Tổ Cấp phát
  • Hệ thống Nhà thuốc

5. Ban lãnh đạo đương nhiệm

 

Q Hoa duocz2425416792533 1fa1dac8deea03c6005d8e2a78cea508

PGS. TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
Trưởng khoa
 

 

dscki nguyen viet dung

DSCKI. Nguyễn Viết Dũng
Phó trưởng khoa
Phó bí thư chi bộ

Duoc Dam Thi Thu Hang

ThS. Đàm Thị Thu Hằng
Phó trưởng khoa
 

Duoc Nguyen Thu Minh

ThS. Nguyễn Thu Minh
Phó trưởng khoa

 

Duoc Nguyen Hoang Anh

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
Phó trưởng khoa

 

Duoc Duong Thi Hang

DS. Dương Thị Hằng
Chủ tịch Công đoàn

    

ktv nguyen thi hue

DS. Nguyễn Thị Huế
KTV Dược trưởng  
   

anh the phuong Copy

ThS. Nguyễn Tiến Phương
Bí thư Đoàn TN  
 
Một số ảnh hoạt động của đơn vị

tt_khoa_duoc.jpg

Tập thể khoa

hd_khoa_duoc_1.jpg
hd_khoa_duoc_2.jpg
hd_khoa_duoc_3.jpg
hd_khoa_duoc_4.jpg 

 

6. Giới thiệu về đơn vị

6.1 Lịch sử hình thành:

6.1.1 Tóm tắt lịch sử phát triển:               

       Khoa Dược ra đời gắn liền với việc thành lập Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1911 nhưng chỉ là một Phòng phát thuốc. Sau khi tiếp quản năm 1954 được gọi là Nhà thuốc do Dược sỹ Lương Tấn Thành phụ trách. Sau này đổi tên thành Khoa Dược.

       Lúc mới thành lập, Khoa Dược chịu trách nhiệm cung cấp cả thuốc Tây y và Đông y, bông băng, cồn, gạc, trang thiết bị, hóa chất xét nghiệm và vật tư y tế.

  • Năm 1975: Sau khi phòng Vật tư trang thiết bị y tế được thành lập, khoa Dược đã chuyển phần trang thiết bị y tế về Phòng Vật tư- TTBYT.
  • Năm 1978:  Khoa Dược chuyển thêm phần vật tư y tế tiêu hao về Phòng Vật tư- TTBYT quản lý.
  • Năm 1986: chuyển bộ phận cung ứng thuốc đông dược về Khoa Y học cổ truyền.
  • Năm 1991: tiếp nhận sự sát nhập của Khoa Dược Bệnh viện Quốc tế.
  • Năm 1995: tiếp nhận sự sát nhập của Đơn vị nghiên cứu dược bệnh viện.
  • Năm 1999: sau khi Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập Khoa Dược chuyển việc cung ứng bông băng, cồn, gạc về Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn quản lý.

6.1.2 Các hoạt động tiêu biểu qua từng giai đoạn phát triển:

6.1.2.1. Giai đoạn mới hình thành:

       Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, các cán bộ của Khoa Dược đã luôn nâng cao tinh thần vừa học vừa làm để thiết lập các quy chế chuyên môn về Dược.

Hàng loạt quy chế chuyên môn ra đời trong giai đoạn này không chỉ được áp dụng tại khoa Dược mà còn tạo nền móng cho các văn bản pháp quy áp dụng toàn ngành Dược.

6.1.2.2. Giai đoạn chiến tranh chống Mỹ:

       Trong chiến tranh chống Mỹ, Khoa Dược phải phân tán làm 3 nơi:

  • Một bộ phận ở nơi sơ tán tại Vĩnh Phú (sau chuyển về Hà Tây).
  • Một bộ phận phục vụ thương binh ở T-72 Sầm Sơn, Thanh Hóa.
  • Một bộ phận ở lại Hà Nội tham gia trực chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

        Ở cả ba nơi, cán bộ viên chức trong khoa đều đoàn kết vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội trong thời chiến.

  • Tại nơi sơ tán, dù điều kiện cơ sở vật chất để duy trì hoạt động vô vàn khó khăn, phương tiện vận chuyển thiếu thốn nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, cán bộ viên chức sẵn sàng vận chuyển và bảo vệ an toàn tài sản, góp phần đắc lực phục vụ bệnh nhân và nhân dân địa phương.
  • Cán bộ viên chức ở lại Hà Nội không quản ngày đêm, bom đạn, luôn có sẵn sàng mặt trực chiến thường quy cũng như khi được bệnh viện điều động, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
  • Trong 12 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không,  nhiều cán bộ viên chức liên tục bám trụ tại bệnh viện, tham gia các đội xung kích.
  • Bộ phận đi công tác ở T72 cũng khắc phục mọi khó khăn hết lòng phục vụ thương bệnh binh là những chiến sĩ bị tù đày trở về.

6.1.2.3. Giai đoạn đất nước thống nhất đến nay:

       Khoa Dược luôn đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các sáng kiến, cải tiến trong quản lý để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác. Hiện nay, khoa đã xây dựng được một hệ thống các qui chế, qui trình ISO  theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho các nội dung công tác.

       Áp dụng phần mềm quản lý dược đã góp phần nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong công tác dược.

       Đặc biệt công tác Dược lâm sàng ngày càng được đẩy mạnh, thiết thực giúp cho việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị. Mô hình hoạt động Dược lâm sàng và Thông tin thuốc đã trở thành mô hình để học tập cho các bệnh viện trong toàn Ngành.

6.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược

6.2.1 Chức năng:

       Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

6.2.2 Nhiệm vụ:

1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn.

6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

10. Tham gia chỉ đạo tuyến.

11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

6.3. Hoạt động chuyên môn:

       Trong những năm vừa qua dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lục phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên Khoa Dược, khoa đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Công tác đấu thầu thuốc và Hóa chất sinh phẩm:

       Thực hiện đấu thầu thuốc và hóa chất sinh phẩm theo đúng qui định của Bộ Y tế. Đã từng bước áp dụng tin học trong đấu thầu thuốc, áp dụng phần mềm quản lý đấu thầu, xử lý số liệu trước, trong và sau khi có kết quả thầu, đảm bảo tính khoa học và chính xác. Khoa Dược liên tục triển khai các gói thầu nhằm đảm bảo đủ thuốc và hóa chất sinh phẩm đáp ứng nhu cầu điều trị. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện qua các năm ngày càng tăng, nhưng việc cung ứng thuốc và HCSP vẫn đảm bảo đầy đủ và kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh viện.

Công tác Cấp phát thuốc :

  • Tổ chức bảo quản thuốc đúng quy định theo tiêu chuẩn kho GSP, cấp phát thuốc đầy đủ, chính xác cho các khoa điều trị nội trú cũng như bệnh nhân ngoại trú, thuốc ARV, hóa chất, thuốc viện trợ. Hoàn thiện qui trình quản lý cấp phát thuốc nội và ngoại trú: cải tiến qui trình kiểm nhận thuốc nhằm phát hiện các thuốc có dạng bào chế, bảo quản và cách dùng đặc biệt, các thuốc có tên và mẫu mã giống nhau; xây dựng bổ sung qui trình duyệt cấp phát thuốc từ khoa Dược tới các khoa lâm sàng trong Bệnh viện; hoàn thiện quy trình trả lại thuốc tại các khoa lâm sàng, việc duyệt phiếu và nhận thuốc trả lại tại khoa Dược. Tại kho dược, dán cảnh báo thuốc có nhiều hàm lượng và thuốc hạn ngắn nhằm giúp hạn chế sai sót trong quá trình cấp phát. Hiện nay, khoa Dược cùng với đơn vị dịch vu đã vận chuyển và giao thuốc và dịch truyền đến tất cả các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
  • Thực hiện tốt công tác quản lý thuốc thử nghiệm lâm sàng . Với số lượng lớn các đề tài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện, khoa luôn thực hiện đúng các yêu cầu trong đề cương và xây dựng các qui định cụ thể cho công việc này đảm bảo thuốc luôn được bảo quản theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Công tác Dược chính - Pha chế:

  • Cập nhật và triển khai các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế như thông tư số 30/2018/BYT ngày 30/10/2018 về ban hành danh mục và tỷ lệ điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Triển khai mô hình kho GSP theo thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.....
  • Đưa cảnh báo thuốc kê đơn có điều kiện và tỷ lệ được BHYT chi trả và cảnh báo thuốc điều kiện bảo quản thuốc đặc biệt vào phiếu lĩnh của các đơn vị.
  • Mã hóa danh mục thuốc trúng thầu theo danh mục dùng chung của BYT và khai báo lên cổng giám định của BHYT làm căn cứ giám định tự dộng về thuốc.
  • Kiểm tra quy chế dược nội bộ toàn viện. Hướng dẫn xử lý các vướng mắc của các đơn vị về chất lượng thuốc, các quy định quản lý thuốc tại khoa, thuốc tủ trực, thuốc dùng trong thủ thuật.
  • Hàng tháng tổ chức kiểm kê tủ thuốc trực cấp cứu tại các đơn vị trong toàn bệnh viện theo kế hoạch đã được phê duyệt, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định dược chính về tủ trực.
  • Phối hợp với phòng CNTT, phòng tài chính kế toán: thống nhất hệ thống mã thuốc trong toàn Bệnh viện nhằm nâng cao công tác quản lý thuốc và giá thuốc. Phối hợp với phòng CNTT, KHTH giải trình và sửa lỗi xuất toán tự động lên cổng BHYT hàng tháng.
  • Công tác pha chế đã cung cấp kịp thời một số thuốc cho công tác điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 Khoa Dược đã phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội để xây dựng quy trình và đã pha hàng nghìn lít cồn sát khuẩn tay phục vụ cho công tác chống nhiễm khuẩn của bệnh viện.

Hoạt động thông tin thuốc và Dược Lâm sàng:

  • Công tác Dược lâm sàng ngày càng phát triển, vai trò của dược sĩ lâm sàng đã được nhìn nhận tại các khoa lâm sàng và trong toàn bệnh viện, dược sĩ lâm sàng tham gia trực tiếp vào công tác điều trị, đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người bệnh. Trong những năm vừa qua, hoạt động dược lâm sàng của dược sĩ được duy trì thường xuyên ở các khoa: Khoa Hồi sức tích cực, Phẫu thuật lồng ngực, Trung tâm bệnh nhiệt đới, khoa Cấp cứu.
  • Tham gia hội chẩn liên khoa và hội chẩn toàn viện. Số lượng các ca hội chẩn tăng lên theo từng năm.
  • Khoa Dược đã xây dựng các Quy trình sử dụng kháng sinh dự phòng và Quy trình Giám sát sử dụng thuốc Vancomycin, Colistin và đã được Hội đồng Khoa học của Bệnh viện phê duyệt
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về tương tác thuốc ngoại trú và nội trú, điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, liều tối đa cho danh mục thuốc ngoại trú.
  • Về công tác ADR:
    + Duy trì công tác thu thập báo cáo ADR, định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn ADR cho các đầu mối ADR của các đơn vị trong Bệnh viện. Năm 2019 Khoa Dược đã nhận được giấy khen của Trung tâm Quốc Gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc vì đã có thành tích về công tác báo cáo ADR.
    + Xây dựng và thiết kế tài liệu Hướng dẫn phát hiện, theo dõi, dự phòng và xử trí tác dụng không mong muốn của thuốc Iressa và Nexavar.
    + Tham gia xây dựng chuyên luận về thuốc trong ” Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn” và ”Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi cộng đồng” của Hội HSCC – Chống độc và Hô hấp. Tham gia góp ý một số chuyên luận dược thư quốc gia mới, dự thảo thông tư thuốc hiếm tại BYT, dự thảo Nghị định Dược lâm sàng.

Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo:

  • Khoa luôn tạo điều kiện cho cán bộ trong khoa tham gia các khóa đào tạo: đào tạo Tiến sỹ, đào tạo Thạc sỹ, đào tạo Dược sỹ đại học và các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước và nước ngoài..... Duy trì công tác đào tạo liên tục cho cán bộ nhân viên trong khoa theo kế hoạch.
  • Liên tục xuất bản các bản tin Thông tin thuốc từ năm 2017 đến nay. Bản tin đã cung cấp các kiến thức chuyên môn, các thông tin về an toàn và sử dụng thuốc dành cho các bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện tham khảo. Viết một số chuyên luận trong sách sử dụng thuốc trong sách chuyên khoa của điều dưỡng. Hoàn thiện sách Dược lý đào tạo Cao đẳng, KTV của Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.
  • Phối hợp với TT Đào tạo và CĐT tổ chức lớp đào tạo về Dược Lâm sàng.
  • Tham gia báo cáo tại các Hội nghị về Dược lâm sàng toàn quốc như Hội nghị DLS BV TW 108 lần thứ nhất, Hội nghị Nội Tiết hà Nội, Hội nghị cảnh giác Dược toàn quốc, hội nghị HSCC và Chống độc, Hội nghị Hô hấp,....
  • Đã 2 lần tổ chức thành công ”Hội nghị Dược lâm sàng bệnh viện Bạch Mai mở rộng lần 1, lần 2” tại bệnh viện Bạch Mai.
  • Phối hợp với các đơn vị trong Bệnh viện như khoa HSTC, Trung tâm Hô hấp, Trung tâm Bệnh nhiệt đới thực hiện nhiều nghiên cứu về sử dụng thuốc trong bệnh viện đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc có nguy cơ cao.
  • Liên kết với Trung tâm Thông tin thuốc và ADR quốc gia theo mô hình Viện – Trường trong việc triển khai công tác cảnh giác dược và Dược lâm sàng trong bệnh viện. Sự phối hợp đã đem lại những kết quả đáng kể.
  • Tổ chức các lớp tập huấn trong Bệnh viện cho đối tượng là các bác sĩ, điều dưỡng về các chủ đề có ý nghĩa thực tiễn và có tính ứng dụng cao trong bệnh viện.

Hệ thống nhà thuốc bệnh viện:

       Hệ thống nhà thuốc được thành lập ngày 04/04/2010, Hệ thống nhà thuốc liên tục phát triển về cả quy mô, doanh số, lãi suất cũng như khả năng phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý, phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh ngoại trú của bệnh viện, góp phần làm bình ổn giá thuốc trên địa bàn Thủ đô;  Tổ chức nhà thuốc số 3 phục vụ bệnh nhân 24/24 giờ; Hệ thống nhà thuốc tạo ra phần kinh phí đáng kể góp phần bổ sung cho nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện và phúc lợi của cán bộ công chức toàn bệnh viện.

       Từ năm 2019 Hệ thống nhà thuốc tách riêng trực thuộc Ban Giám đốc. Khoa Dược phối hợp về công tác chuyên môn theo quy định.

6.4. Thành tích:

6.4.1. Thành tích tập thể khoa Dược:

  • Năm 1965 được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng ba.
  • Năm 1999 được nhận Bằng khen của Công đoàn ngành Y tế Việt Nam về phong trào thi đua lao động giỏi.
  • Năm 2000 được nhận Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về phong trào thi đua lao động giỏi.
  • Năm 2001 đạt giải nhất về công tác chuyên môn.
  • Năm 2001 được Giấy khen của Quận Đống Đa về tập thể cán bộ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà.
  • Năm 2002 đạt giải nhì về công tác chuyên môn.
  • Năm 2003 đạt giải nhất về công tác chuyên môn.
  • Năm 2003 được Giấy khen của Bệnh viện về công tác phòng chống dịch SARS.
  • Năm 2004 đạt giải nhì về công tác chuyên môn.
  • Năm 2005 được nhận Bằng khen của Bộ Y tế về thành tích đạt giải khuyến khích Hội thao tuổi trẻ sáng tạo.
  • Năm 2007 được nhận Bằng khen của Bộ Y tế về thành tích đạt giải nhất Hội thao tuổi trẻ sáng tạo.
  • Năm 2008 được nhận Bằng khen của Bộ Y tế về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch các năm 2005, 2007, 2008.
  • Năm 2009 được nhận Giấy khen của Bệnh viện về thành tích đạt tập thể lao động xuất sắc liên tục từ năm 2004 đến năm 2009.
  • Năm 2009 được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2006 đến năm 2008.
  • Năm 2011 được nhận Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế về thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch y tế năm 2010
  • Năm 2011 được nhận Huân chương lao động Hạng Ba về thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2006 đến năm 2010 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc.
  • Năm 2012 được nhận bằng khen của Công đoàn nghành y tế Việt Nam về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2012.
  • Năm 2012 được nhận Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế về thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch y tế năm 2011
  • Năm 2012 được nhận giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện quy tắc ứng xử đạo đức công chức và văn hóa công sở.
  • Năm 2013 được nhận giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện công tác ghép tế bào gốc tạo máu thành công.
  • Năm 2013 được nhận giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về thành tích xuất sắc trong việc phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên Đán quý Tỵ.
  • Năm 2015 được nhận giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về  thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ y tế Nguyên Đán Ất Mùi năm 2015.
  • Năm 2015 được nhận giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2009-2013.
  • Năm 2016 được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
  • Năm 2016 nhận được danh hiệu của Bộ trưởng  Bộ y tế tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc về thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch y tế năm 2015.
  • Năm 2016 nhận được giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về thành tích xuất sắc trong công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII thành công tốt đẹp.
  • Năm 2016 nhận được bằng khen của Bộ Trưởng Bộ y tế về thành tích xuất sắc trong việc triển khai hoạt động báo cáo ADR và cảnh giác dược giai đoạn 2011 – 2015.
  • Năm 2018 nhận được giấy khen của Giám đốc Bệnh viện về thành tích xuất sắc trong việc phối hợp cấp cứu và điều trị thành công 03 ca bệnh trẻ sơ sinh non tháng, nhiễm khuẩn huyết của Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Ninh chuyển đến.
  • Năm 2020 nhận được bằng khen của Bộ Trưởng Bộ y tế về thành tích xuất sắc trong việc triển khai Đề án “ Cải tiến chất lượng” bệnh viện năm 2019”

6.4.2. Thành tích của Hệ thống Nhà thuốc bệnh viện:

  • Năm 2011 được nhận giấy khen của Giám đốc Bệnh viện do “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai hệ thống nhà thuốc hoạt động hiệu quả cao”.
  • Năm 2012: Được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen do “Đã có nhiều thành tích thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác Dược năm 2011” theo quyết định số 210/QĐ-BYT ngày 19/01/2012.
  • Năm 2013: Được Công đoàn ngành Y tế Việt Nam tặng Bằng khen do “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2012” theo QĐ số 136/CĐYT ngày 19/03/2013.
  • Năm 2014: Được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen do “Đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác Y tế năm 2013” theo QĐ số 3264/QĐ-BYT ngày 27/08/2014.
  • Năm 2015 được nhận bằng khen của Bộ trưởng – Bộ Y tế theo Quyết định số 35787/QĐ-BYT ngày 27/08/2015 do “Đã có nhiều thành tích trong việc triển khai hoạt động Hệ thống nhà thuốc Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2010-2015”.
  • Năm 2017 được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ theo Quyết định số 1315/QĐ-TTG ngày 08/09/2017 do “Đã có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

6.4.3. Thành tích cá nhân:

       Nhiều cá nhân được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, huân chương chiến công, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.